Loạn sản khớp háng bẩm sinh là một bệnh lý hiếm gặp và hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu như trẻ không được phát hiện kịp thời thì vấn đề điều trị khi trẻ đã lớn là một điều vô cùng khó khăn. Vậy hãy cùng Jumy’s tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!
Loạn sản khớp háng là gì?
Loạn sản khớp háng hay một số người gọi là loạn sản xương hông là một thuật ngữ y tế, liên quan đến tình trạng ổ cối không bao phủ hoàn toàn hết phần đầu của xương đùi trên. Điều này sẽ làm khớp háng bị trật một phần hoặc hoàn toàn. Ngoài ra, bệnh này cũng sẽ làm cho khớp háng nhanh mòn hơn bình thường.
Hầu hết những người mắc chứng loạn sản khớp háng đều là do bẩm sinh. Nếu như bệnh xảy ra ở người trưởng thành, các bác sĩ sẽ xác định là loạn sản khớp háng tiến triển.
Nguyên nhân gây nên bệnh loạn sản khớp háng ở trẻ
Lúc trẻ mới chào đời, khớp háng là những sụn mềm. Tuy nhiên theo thời gian, những sụn này sẽ trở lên cứng dần và thành xương. Đầu xương đùi trên cần phải khớp với phần ổ cối, nếu không thì ổ cối sẽ không bao phủ hết đầu xương đùi và trở nên nông.
Trong những tháng cuối cùng của thai kỳ, phần khoảng trống trong bụng mẹ bầu quá sẽ ít làm đầu xương đùi của trẻ di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, gây ra nông ổ cối. Những yếu tố có thể làm giảm không gian trong bụng mẹ bao gồm:
- Mẹ mang thai lần đầu
- Thai nhi lớn
- Ngôi mông
Dấu hiệu và những triệu chứng loạn sản khớp háng là gì?
Tùy vào những độ tuổi của người bệnh mà các triệu chứng có thể sẽ khác nhau, chẳng hạn như:
- Đối với trẻ sơ sinh: bé sẽ có một chân dài hơn chân còn lại. Đối với những trẻ lớn hơn, một bên hông của con sẽ ít linh hoạt hơn hay trẻ sẽ phải đi khập khiễng.
- Đối với thiếu niên hoặc thanh niên thì những dấu hiệu đầu tiên bạn có thể nhận thấy là đau hông, bước đi khập khiễng.
- Bên cạnh đó, chúng ta sẽ thường thấy đau ở khu vực trước háng khi vận động hoặc hay có cảm giác khó chịu ở bên hông hoặc phía sau hông. Ban đầu chỉ là những cơn đau có thể nhẹ và thỉnh thoảng xảy ra, nhưng theo thời gian nó sẽ trở nên dữ dội và thường xuyên hơn.
Đối với những người mắc chứng loạn sản nghiêm trọng, cơn đau có thể sẽ khiến họ đi khập khiễng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi khập khiễng nếu như có cơ bắp yếu, xương biến dạng hoặc khớp háng đang không còn linh hoạt. Tuy nhiên, những tình trạng này sẽ thường không gây đau như người mắc chứng loạn sản.
Những phương pháp giúp điều trị loạn sản khớp háng
Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nếu bệnh trẻ được chẩn đoán sớm, bác sĩ sẽ cho trẻ đeo nẹp mềm để giúp cố định khớp háng trong vài tháng. Đối với trẻ trên 6 tháng có thể được băng bột hoặc làm phẫu thuật.
Phẫu thuật thường là những phương pháp điều trị duy nhất cho trẻ lớn và người trưởng thành. Nhưng nếu chứng loạn sản nhẹ, bác sĩ có thể cho điều trị bằng phẫu thuật nội soi khớp. Tuy nhiên, nếu chứng loạn sản trở lên nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể sẽ phải lấy ổ cối ra khỏi khung chậu và đặt lại để nó khớp với đầu xương đùi. Phẫu thuật này còn được gọi là cắt xương chậu quanh ổ cối.
Mong rằng qua bài viết này, ba mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức trong việc đồng hành cùng con mau lớn. Ba mẹ đừng quên theo dõi Website Jumy’s để có thể thường xuyên cập nhập và hiểu biết thêm những kiến thức nuôi dạy con trẻ, chăm sóc mẹ và bé cũng như các sản phẩm cần thiết trong quá trình nuôi dạy bé lớn khôn nhé!
- Cách Tập Ngồi Đúng Cách Cho Trẻ 4 Tháng - 08/10/2024
- Cách Chọn Size Phễu Hút Sữa Chuẩn Cho Mẹ Bỉm - 06/10/2024
- Nên Dùng Túi Trữ Sữa Hay Bình Trữ Sữa Cho Bé? - 04/10/2024