Nguyên Nhân Và Khắc Phục Chứng Vàng Da Ở Trẻ

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến, thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau khi em bé chào đời. Đọc đến đây có lẽ ba mẹ sẽ khá lo lắng đúng không nào? Hãy bình tĩnh cùng JUMY’S để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết khắc phục nhé!

Có 2 loại vàng da ở trẻ sơ sinh mà JUMY’S đã thu nhập được: Vàng da sinh lý và Vàng da bệnh lý. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà chúng ta sẽ nhận dạng đưa ra các cách giải quyết riêng chăm sóc hợp lý cho từng bé.

vàng da ở trẻ

1. Vàng da sinh lý:

-Thường chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ đơn thuần ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn và không kèm theo bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác (bỏ ăn sữa, thiếu máu,…). Bên cạnh có những biểu hiện như là trẻ có thể đi tiểu ra nước có màu vàng hoặc sẫm màu. 

-Đối với trẻ sinh thiếu tháng, nồng độ Bilirubin trong máu không được ổn định. 

-Cụ thể Bilirubin là một chất có màu vàng và được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị vỡ. Các hồng cầu thai nhi thường xuyên bị phá vỡ để thay thế bằng các hồng cầu trưởng thành. Lúc này, gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn để có thể loại bỏ hết được lượng Bilirubin tích tụ trong máu. 

-Nhưng ba mẹ hãy yên tâm rằng điều này chỉ xuất hiện và tự biến mất trong vòng 2 tuần thôi nhé.

chung vang da o tre

2. Vàng da bệnh lý:

-So với các triệu chứng nhìn bằng mắt thường không khác gì lắm so với vàng da sinh lý. Những trẻ thường mắc phải ở những trẻ sinh thiếu tháng, dị ứng với thành phần nhỏ trong sữa mẹ, gan của trẻ sơ sinh lại chưa đủ trưởng thành để đào thải hết Bilirubin ra khỏi máu.

-Để đảm bảo sức khỏe cho bé ở mức an toàn tối đa, ba mẹ nên đưa bé ngay đến các bệnh viện uy tín thăm khám để được điều trị sớm nhất khi thấy các biểu hiện kèm theo sau nhé: 

  • Mức độ vàng da rất đậm, vàng toàn thân và cả mắt
  • Xuất hiện sớm từ ngày đầu tiên sau sinh
  • Không khỏi sau 1 tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng
  • Có các triệu chứng khác kèm theo như: Bỏ bú hoặc bú kém, sốt, khóc nhiều, lừ đừ, ngưng thở, thở nhanh, thay đổi thân nhiệt, …
  • Lượng Bilirubin trong máu tăng cao hơn bình thường.

vang da benh ly

3 . Vậy ba mẹ nên khắc phục như thế nào?

-Đối với những trẻ có bệnh sinh lý nhẹ ba mẹ chỉ cần nỗ lực phơi nắng cho bé vào những lúc nắng nhẹ từ khoảng 6h đến 7h để bổ sung lượng vitamin D, cho da của bé, còn hỗ trợ chứng coi xương sau này. 

-Đối với những bé có bệnh lý nặng hơn nên đưa bé đến bệnh viện sớm nhất có thể để đảm bảo rằng bệnh của bé sẽ được điều trị sớm một cách triệt để bằng các phương pháp trị liệu như dùng ánh sáng y học rọi vào giúp cải thiện tình trạng da của bé. 

-Ba mẹ đừng quá lo lắng bởi các trẻ sơ sinh khó mà tránh khỏi các vấn đề bệnh vặt. Chỉ cần bạn vững lòng và tiếp nhận đủ kiến thức thì con của bạn sẽ trở nên vững vàng hơn mỗi ngày nhé!

Nguồn; Tổng hợp

 

JUMYS
Follow me

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *