Cho Bé Ăn Dặm Bao Nhiêu Là Đủ? Lưu Ý Quan Trọng Cho Mẹ

Đánh giá bài viết

Giai đoạn ăn dặm là bước quan trọng trong sự phát triển của bé, giúp bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Việc chọn loại bột ăn dặm phù hợp và xác định lượng ăn bao nhiêu là đủ luôn là mối quan tâm của ba mẹ. Mỗi bé có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nên việc cho bé ăn đúng lượng mà không ép buộc là rất quan trọng. Hãy cùng Jumysie tìm hiểu Cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ? lưu ý quan trọng cho mẹ.

Cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn đến từ sữa, nên mẹ không cần lo lắng nếu bé chưa ăn được nhiều. Việc ép bé ăn quá mức có thể khiến bé sợ hãi và không hứng thú với việc ăn dặm.
Hệ tiêu hóa của bé còn yếu, mẹ nên bắt đầu với 1 muỗng nhỏ để kiểm tra phản ứng của bé, sau đó tăng dần lên 2 – 3 muỗng khi bé đã quen với thức ăn. Mỗi ngày, mẹ có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa tùy theo khả năng của bé.


giai đoạn bé từ 4 đến 6 tháng tuổi

Giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn cung cấp một phần dinh dưỡng, nhưng bé đã cần thêm các loại thức ăn đa dạng để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. 

Mỗi bữa, mẹ có thể cho bé ăn khoảng 6 – 8 muỗng và bổ sung thêm các bữa phụ như sữa chua, váng sữa. Dù vậy, vì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, mẹ nên tiếp tục cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để bé dễ nuốt và hấp thụ tốt hơn.

giai đoạn bé ăn dặm từ 6 đến 12 tháng tuổi

Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Cho Bé Ăn Dặm

Khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm, ngoài việc quan tâm đến khẩu phần ăn, mẹ cần lưu ý thêm những điều sau đây để đảm bảo quá trình ăn dặm của bé diễn ra suôn sẻ

Không nên ép bé ăn khi bé không muốn

Trước 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, nếu bé không muốn ăn thêm, mẹ không nên cố ép. Việc này có thể khiến bé cảm thấy căng thẳng, dẫn đến biếng ăn hoặc thậm chí sợ hãi mỗi khi đến giờ ăn.

không nên ép bé khi bé không muốn ăn

Bé có thể ăn ít hơn khi mọc răng

Trong giai đoạn mọc răng, bé thường trở nên khó chịu, dẫn đến giảm hứng thú với việc ăn uống. Đây là hiện tượng bình thường do bé bị đau nhức miệng. Mẹ không nên quá lo lắng và cố ép bé ăn nhiều hơn trong thời gian này.

Tránh các loại thực phẩm nguy hiểm

Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên tránh những thực phẩm quá cứng hoặc dạng hạt dễ gây hóc. Thức ăn quá loãng cũng không được khuyến khích vì có thể làm bé mất đi phản xạ nhai. Đặc biệt, mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi dùng mật ong vì nguy cơ ngộ độc Botulinum.

tránh các loại thực phẩm nguy hiểm

Hạn chế gia vị và nước hầm xương

Thận của bé còn yếu, vì vậy mẹ không nên nêm nếm gia vị vào thức ăn cho bé dưới 1 tuổi. Ngoài ra, nước hầm xương chứa ít giá trị dinh dưỡng và khó tiêu hóa, có thể gây đầy bụng, chán ăn và rối loạn tiêu hóa.

Bổ sung dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm khác

Mặc dù sữa mẹ vẫn rất quan trọng, nhưng mẹ có thể bổ sung thêm dưỡng chất từ bột ăn dặm, bánh ăn dặm và các thực phẩm khác. Việc kết hợp này giúp bé hấp thụ đầy đủ dưỡng chất, tránh tình trạng thiếu sắt, kẽm, giúp bé phát triển toàn diện.

Các nhóm thực phẩm cần thiết cho bé trong giai đoạn ăn dặm

Nhóm chất bột đường

Chất bột đường đóng vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của bé và hỗ trợ phát triển não bộ, hệ thần kinh cũng như giúp hình thành tế bào và mô. Mẹ có thể bổ sung nhóm chất này thông qua các thực phẩm như gạo, bánh mì, mì, nui, yến mạch và các loại ngũ cốc khác.

nhóm chất bột đường

Nhóm chất đạm

Chất đạm là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng tế bào, phát triển cơ bắp, xương và răng, đồng thời tham gia vào quá trình sản sinh enzyme, hormone và dịch tiêu hóa. Thực phẩm giàu đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, và các loại hải sản như tôm, cua.

nhóm chất đạm

Nhóm chất béo

Chất béo cung cấp năng lượng và hỗ trợ hấp thu các vitamin cần thiết như A, D, E, K. Để đảm bảo bé có đủ lượng chất béo, mẹ có thể thêm dầu ăn vào các món ăn dặm, giúp thức ăn trở nên hấp dẫn hơn và hỗ trợ phát triển toàn diện cho bé.

nhóm chất béo

Nhóm vitamin và khoáng chất

Rau củ và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm, lysine,… Những loại thực phẩm này không chỉ hỗ trợ phát triển toàn diện mà còn bổ sung chất xơ, giúp bé tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, mẹ có thể chọn thêm các loại bánh hoặc bột ăn dặm để bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé.

nhóm chất vitamin

Lời kết

Giai đoạn ăn dặm không chỉ giúp bé làm quen với thức ăn mới mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé. Mẹ cần chú ý chọn lựa thực phẩm phù hợp, bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết như chất bột đường, chất đạm, chất béo và vitamin khoáng chất. Điều quan trọng là không nên ép bé ăn khi bé không muốn, nhất là khi bé đang mọc răng hoặc chưa sẵn sàng. Với sự quan tâm và thấu hiểu, mẹ sẽ giúp bé có một khởi đầu ăn dặm thuận lợi, hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Công ty TNHH JUMYS VIỆT NAM

Showroom: 59/13 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng: Tòa nhà P&T Building, 27-29 Phó Đức Chính, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 093.843.6668

Email: info.jumys@gmail.com

Fanpage: facebook.com/jumysbabycarrier

Shopee: shopee.vn/jumys_vietnam_chinhhang

TikTok: tiktok.com/@diuvaiembe.jumys

JUMYS
Follow me

Để lại một bình luận