7 Lưu ý không thể bỏ qua khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Đưa trẻ đi tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, sởi và viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.

7 Lưu ý không thể bỏ qua khi đưa trẻ đi tiêm phòng
7 Lưu ý không thể bỏ qua khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ 7 lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết khi đưa trẻ đi tiêm phòng:

1.Trước khi tiêm

Tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no.

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để tránh nhiễm trùng.

– Mẹ mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.

– Trước khi tiêm, ba mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ.

– Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt… mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

2. Sau khi tiêm

– Sau khi tiêm xong, hãy ở lại theo dõi 30 phút để đề phòng trẻ bị sốc phản vệ.

– Về nhà, theo dõi xem trẻ có biểu hiện gì bất thường không.

– Vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng.

– Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất.

– Nếu sốt trên 38 độ thì nên đưa trẻ đi bệnh viện.

3. Không tiêm phòng khi

– Những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm vắc xin phòng lao. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi.

– Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy.

– Trẻ mắc bệnh liên quan đến sổ mũi, miễn dịch…

Xem thêm: Bí kíp giúp con đi tiêm phòng không đau, không khóc nhè

4. Liều lượng tiêm cho trẻ

– Hai loại vắc xin sống (bao gồm vắc xin phòng các bệnh như lao, sởi, thủy đậu…) không nên tiêm gần nhau trong khoảng thời gian 4 tuần).

– Nên tiêm một loại vắc xin cho một lần tiêm chủng. Có thể tiêm từ 2 loại vắc xin trở lên, trong trường hợp điểm tiêm chủng ở xa nhà, trẻ ghép tạng…

5. Phản ứng sau khi tiêm

– Sốt nhẹ.

– Vết tiêm bị sưng đỏ, đau.

– Dị ứng.

– Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não…

Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu bố mẹ không kịp thời đưa con đến bệnh viện.

6. Đi bệnh viện ngay khi

Sau khi tiêm phòng, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như:

– Trẻ sốt trên 39 độ C, sốt cao quá 2 ngày.

– Co giật, chân tay lạnh.

– Tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường.

– Bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.

Bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.

7. Một số chú ý khác

– Khi tiêm phòng trong những ngày lạnh, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng cần chú ý giữ ấm cơ thể trẻ. Tránh việc để khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

TIPS HAY CHO MẸ ĐƯA BÉ ĐI TIÊM CHỦNG DỄ DÀNG 

Nếu trước đây, mẹ rụng rời cả 2 tay khi phải bồng bế con suốt để chờ đến lượt thăm khám thì giờ đây, mẹ đã biết cách lựa chọn công cụ hỗ trợ là Địu vải Jumy’s giúp mẹ không cần ẳm bồng con vất vả nữa, mẹ chỉ cần địu con vào lòng, sẽ giúp con bớt đau hơn khi được gần mẹ trong lúc được tiêm. Sau tiêm chủng, mẹ phải ở lại 30 phút để kiểm tra con có bị sốc phản vệ hay không, thì lúc này con yêu đã có thể ngủ ngay trên địu, mẹ đỡ mỏi tay rất nhiều và thuận tiện làm các công việc của mình một cách dễ dàng. 

Địu vải Jumy’s đích thực là công cụ hỗ trợ đắc lực cho mẹ trong mọi công việc

  • Sức nặng của bé được dàn trải đều giúp mẹ nhẹ gánh hơn, không đau mỏi nữa
  • Địu cho bé ngồi ở tư thế M không ảnh hưởng đến vóc dáng của bé
  • Địu làm từ chất vải mát mịn, thoáng khí, thích hợp dùng vào hè
  • Có thể giặt ủi dễ dàng, nhanh khô, không bị nhão khi dùng lâu
  • Có nấc tuỳ chỉnh size theo ý muốn của ba mẹ

SĂN NGAY ƯU ĐÃI KHỦNG

-31%
449.000
-31%
449.000
-31%
449.000
-36%
449.000
-36%
449.000
-36%
449.000
-36%
449.000
-31%
449.000
-29%
699.000
-6%
2.580.000
Nguồn BS Phạm Ngọc Thạch – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Xem thêm Mẹo hay khác: Da kề da khi con bị sốt giúp con dễ chịu hơn (skin to skin)