Khi chào đời, cơ thế của bé chưa được phát triển toàn diện nên việc gặp những vấn đề liên quan tới sức khỏe là điều khó tránh khỏi. Thở khò khè là hiện tương mà nhiều bé sơ sinh gặp phải. Vậy qua bài viết này, ba mẹ hãy cùng Jumy’s tìm hiểm thêm những thông tin và cách xử lý căn bệnh này nhé!
Nguyên nhân dẫn đến bé thở khò khè
Đối với những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, vì hệ hô hấp chưa được phát triển toàn diện nên khi gặp những yếu tố tác động bên ngoài, cơ thể bé sẽ gặp khó khăn trong việc chống lại. Vậy hiện tượng bé sơ sinh thở khò khè đến từ những nguyên nhân:
- Hen suyễn ở bé sơ sinh: Ngoài ra, thở khò khè cũng có thể do bệnh lý hen suyễn. Đặc biệt là khi bé tiếp xúc với các yếu tố kích thích như: khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa,…
- Do từ chứng ngạt mũi của bé sơ sinh: Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở bé dưới 2 tháng tuổi. Đặc biệt đối với những bé sinh mổ vì hệ hô hấp vẫn chưa hoàn thiện.
- Bé gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản: Do lượng thức ăn bị tràn lên phổi dẫn đến hiện tượng thở khò khè ở bé sơ sinh.
- Bé bị viêm phổi, viêm phế quản: Vì đường hô hấp của bé bị nhiễm trùng nên khiến cho tiêu phế quản hay các mô phổi bị tổn thương. Dẫn đến gây ra dịch nhầy, có mủ làm cho bé thở khò khè, nặng hơn là tình trạng suy hô hấp khá nguy hiểm.
- Bé bị cúm, cảm lạnh: cũng có thể xuất hiện tình trạng thở khò khè cùng với những triệu chứng khác như hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ hay ho, biếng ăn…
- Trong mũi của bé có dị vật: Như khi chơi đồ chơi, bé có thể vô tình để dị vật lọt vào trong mũi khiến mũi bé bị đau, chảy máu hoặc có hiện tượng nghẹt mũi, thở khò khè.
Bé sơ sinh thở khò khè có ảnh hưởng nghiêm trọng không?
Khi bé gặp tình trạng bất thường về sức khỏe, đặc biệt là về tình trạng hô hấp. Hẳn sẽ có rất nhiều ba mẹ lo lắng. Tuy nhiên để biết nhận định rằng liệu bé sơ sinh thở khò khè có nghiêm trọng hay không, việc đầu tiên ba mẹ cần làm là xác định những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
- Nếu là do bé bị cảm cúm thông thường hay do ngạt mũi vì hệ hô hấp chưa hoàn thiện thì ba mẹ không nên lo lắng quá nhé
- Tuy nhiên, nếu hiện tượng thở khò khè ở bé sơ sinh có liên quan đến các bệnh lý khác như: viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,… thì ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan nhé. Hãy đưa bé đi khám để tìm ra những biện pháp chữa trị kịp thời, tránh những nguy hiểm.
- Ngoài ra, thở khò khè có thể đến từ những trường hợp bé bị mắc dị vật ở đường thở hoặc những bệnh bẩm sinh thì ba mẹ nên xử lý càng sớm càng tốt, tránh việc nguy hiểm tới tính mạng của bé
Những lưu ý mẹ cần biết khi bé thở khò khè
Khí thấy con có dấu hiệu thở khò khè, mẹ cần chú ý theo dõi, quan sát bé. Nếu tình trạng bé sơ sinh thở khò khè kéo dài, kèm theo những tình trạng dưới đây thì mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhé!
- Bé dưới 3 tuổi thở khò khè như có đờm hoặc quan sát thấy toàn thân trẻ có biểu hiện tím tái.
- Bé bị ho kéo dài trên 2 tuần nhưng không thuyên giảm.
- Bé có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp, từng bị hen suyễn,…
- Tình trạng bé sơ sinh thở khò khè như có đờm và kèm theo sốt cao hoặc có hiện tượng nôn trớ mặc dù mẹ đã sử dụng thuốc.
- Ngoài ra, với những trường hợp không quá nghiêm trọng, bé có thể được điều trị tại nhà theo đơn thuốc của bác sĩ. Nhưng nếu tình trạng bệnh của bé trở lên nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện để theo dõi thường xuyên hơn và để kịp thời xử lý nếu xảy ra bất thường.
Lời kết
Mong rằng qua những chia sẻ trên về triệu chứng “thở khò khè” ở bé sơ sinh sẽ cung cấp thêm những thông tin bổ ích cho ba mẹ! Cùng theo dõi để cập những thêm những chia sẻ trong việc chăm bé sơ sinh của nhà Jumy’s nhé!
Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ và hạnh phúc.
Công ty TNHH JUMYS VIỆT NAM
Địa chỉ: 59/13 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 093.843.6668
Email: info.jumys@gmail.com
Fanpage: facebook.com/jumysbabycarrier
Shopee: shopee.vn/jumys_vietnam_chinhhang
TikTok: tiktok.com/@diuvaiembe.jumys
- Cách Tập Ngồi Đúng Cách Cho Trẻ 4 Tháng - 08/10/2024
- Cách Chọn Size Phễu Hút Sữa Chuẩn Cho Mẹ Bỉm - 06/10/2024
- Nên Dùng Túi Trữ Sữa Hay Bình Trữ Sữa Cho Bé? - 04/10/2024