Mẹ bỉm trầm cảm sau sinh, phải làm sao ?

Theo thống kê khoảng 10% – 20% các mẹ bỉm phải đối mặt với trầm cảm. Phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh không những gây tác động xấu đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của em bé. Vậy làm sao để nhận ra những thay đổi và tìm cách cải thiện các mẹ xem bài viết bên dưới nhé.

1.Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm  là hội chứng rối loạn cảm xúc nghiêm trọng khiến các mẹ cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng, vô dụng. Các triệu chứng xuất hiện kéo dài gây ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe mẹ bỉm, các mối quan hệ khác. Những trạng thái cảm xúc này có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng. Đôi khi chính các mẹ cũng không nhận ra họ bị trầm cảm.

2.Cách nhận biết trầm cảm sau sinh

Trầm cảm có thể đến từ từ. Các triệu chứng khác nhau ở mỗi người nhưng có một số biến đổi cảm xúc thường thấy như lo âu, mệt mỏi… Quan trọng là phân biệt những thay đổi này là bình thường hay là triệu chứng trầm cảm sau sinh. Các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm bao gồm:

Thay đổi về cảm xúc

  • Cảm thấy buồn, vô vọng hoặc choáng ngợp
  • Cảm thấy bồn chồn hoặc ủ rũ
  • Khóc nhiều
  • Cảm thấy vô giá trị hoặc tội lỗi
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự sát (tự sát)
Thay đổi cảm xúc thất thường
Thay đổi cảm xúc thất thường

Những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày

Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bạn thường làm

Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, tập trung hoặc đưa ra quyết định

Không thể ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Rút lui khỏi bạn bè và gia đình

Mất hứng thú với những việc bạn thường thích làm

Những thay đổi trong cơ thể

Không có năng lượng và cảm thấy mệt mỏi mọi lúc

Đau đầu, đau dạ dày hoặc đau nhức khác không biến mất

Tham khảo thêm: Sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy ?

3. Biện pháp giải quyết trầm cảm sau sinh

Hãy chia sẻ nỗi lòng: Mẹ bỉm nên chia sẽ cảm nhận của mình dù cho đó có là những cảm xúc tiêu cực với người đáng tin cậy như chồng, người thân trong gia đình hoặc bạn bè. Có thể đến gặp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để trò chuyện nếu không cảm thấy thoải mãi khi tâm sự với người quen.Vì họ sẽ hiểu rõ những cảm xúc của bạn và cho lời khuyên hữu ích. Em bé của bạn cần bạn tìm kiếm sự giúp đỡ và được điều trị. Vì vậy đừng bao giờ cố gắng đối mặt với trầm cảm một mình.

Thường xuyên tập thể dục :  Việc vận động làm tăng mức serotonin và giảm mức cortisol. Để giúp tinh thần phát triển theo hướng tích cực các mẹ nên tập luyện đều đặn.

Tập luyện thư giãn cùng bé
Tập luyện thư giãn cùng bé

Nghỉ ngơi đầy đủ và thư giãn : Thiếu ngủ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xử lý căng thẳng của cơ thể. Các mẹ có thể tranh thủ ngủ khi con ngủ. Dùng địu em bé để có thể vừa làm việc nhà vừa bên con. Chẳng những thế các mẹ còn có thể tận dụng địu em bé để vừa đọc sách, xem phim, ra ngoài đi dạo mà vẫn có thể bên bé. Bạn có thể sử dụng địu vải em bé được làm từ chất liệu cotton mềm mại, dễ dàng giặt giũ đáp ứng mọi vấn đề của mẹ bỉm vừa tiện dụng vừa thoải mái cho cả mẹ và bé.

 

MUA ĐỊU VẢI EM BÉ TẠI!

-31%
449.000
-31%
449.000
-31%
449.000
-36%
449.000
-36%
449.000
-36%
449.000
-36%
449.000
-31%
449.000
-29%
699.000
-6%
2.580.000

Hy vọng những chia sẽ trên sẽ giúp ích được cho các mẹ có thêm kiến thức và cách giải quyết trầm cảm. Nhưng nếu áp dụng những biện pháp trên vẫn không cải thiện thì các mẹ nên sớm tìm đến các chuyên gia hoặc các bác sĩ sĩ tâm lý hỗ trợ.

Nguồn: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *