Thế nào là giấc ngủ đủ cho bé ?
– Trẻ em từ những năm đầu đời thật sự rất cần sự chăm sóc sức khỏe thật tốt, đó chính là một nền tảng là một hành trang để giúp bé phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng phải chuẩn bị đầy đủ hành trang kiến thức bỏ túi để đồng hành trên chặng đường phát triển cùng bé nữa nhé!
– Bài viết này JUMY’S muốn chia sẽ những thông tin thật hữu ích nhất mà đôi khi ba mẹ sẽ chưa hiểu rõ được giấc ngủ những trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?
Lợi ích của giấc ngủ:
– Sau một ngày dài hoạt động không chỉ ở người lớn mà đặc biệt là ở trẻ em mới sinh ra thường xuyên cần ngủ rất nhiều đó ba mẹ ơi. Vì khi bé ngủ não sẽ ở trạng thái “khoảng trống” như được nghỉ ngơi, nạp lại toàn bộ năng lượng sau các hoạt động đùa vui.
– Giấc ngủ đủ dài, chất lượng sẽ góp phần trong quá trình phát triển hệ thần kinh và cảm xúc của bé. Khi trẻ ngủ đây cũng là thời gian thích hợp não bộ xử lý hết những thông tin, hoạt động mà bé tiếp nhận được một trong ngày.
– Bé sẽ trở nên tỉnh táo hơn, thông minh hơn, nhanh nhạy hơn khi tiếp xúc và phản ứng đối với các thành viên khác trong gia đình.
– Và quan trọng nhất chỉ khi lúc bé ngủ trong cơ thể sẽ tự tiết ra một loại hormone tăng trưởng có ích cho sự phát triển của xương và cơ bắp, lượng hormone này hoạt động và tiết ra tốt nhất khi bé ngủ sâu và đủ giấc, đúng giờ không thức quá muộn.
Vậy tác hại khi bé thiếu giấc ngủ?
– Những biểu hiện này mẹ sẽ dễ thấy rõ nhất ở những biểu hiện sau:
- Bé quấy khóc, mệt mỏi, cảm giác như đang có điều bức rức, khó chịu trong cơ thể
- Ăn uống cũng kém hơn vì cơ thể bé chưa nạp đủ năng lượng
- Vui chơi hoạt động hằng ngày tương tác với mọi người xung quanh trở nên ù lì, chậm chạp hơn thiếu sự hoạt bát.
Bé cần ngủ đủ bao nhiêu tiếng cho một ngày?
– Tuy những bé sơ sinh cần ngủ rất là nhiều nhưng ba mẹ đừng nhầm lẫn giữa việc ngủ nhiều và ngủ đủ giấc của bé nhé. Việc bé ngủ li bì quá nhiều vào ban ngày sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm gây ra rối loạn giờ giấc ngủ sau này khi bé lớn hơn một xíu.
– Do đó, ba mẹ cần lưu ý một số thời gian ngủ đối với các bé có độ tuổi khác nhau để giúp bé cân bằng giữa việc ăn uống, ngủ và sinh hoạt hằng ngày cho cân đối nha.
-
Từ sơ sinh đến 3 tháng:
– Thời gian này bé ngủ khá nhiều khoảng 16 đến 18 tiếng/ ngày. Vì chiếc bụng bé còn khá nhỏ nên việc cần măm sữa sau mỗi vài tiếng thức giấc, ở giai đoạn những ngày đầu đời này cũng gây không ít khó khăn cho các mẹ bỉm vì chưa kịp thích ứng được với giờ giấc mới của bé.
-
Từ 3 đến 6 tháng:
– Giai đoạn này bé lớn hơn một chút mẹ dễ dàng cân nhắc được khoảng thời gian nào sẽ cho bé ti sữa là hợp lý hơn, mẹ sẽ đỡ vất vả hơn một chút. Ở tháng này tổng thời gian bé sẽ ngủ khoảng 15 đến 16 tiếng/ ngày.
-
Từ 6 đến 9 tháng:
– Bé lớn hơn một chút mẹ bỉm có thể dễ dàng chủ động điều chỉnh giờ ti mẹ và bé ngủ được khoảng 14 đến 15 tiếng/ ngày.
-
Từ 9 đến 12 tháng:
– Ở độ tuổi này bé có thể điều chỉnh thời gian ngày ngủ ít và đa số ngủ chính nhiều hơn vào ban đêm tổng khoảng 14 tiếng/ ngày. Ban ngày mẹ có thể dễ dàng chơi các hoạt động nhẹ nhàng cùng bé để tăng sự hoạt bát ở bé mẹ nhé!
-
Từ 1 đến 2 tuổi:
– Bé vẫn giữ thói quen ngủ 2 giấc một ngày nhưng thường ban ngày là những giấc ngủ ngắn ít hơn, vẫn chủ yếu giấc ngủ vào ban đêm. Ba mẹ vẫn đảm bảo những bữa ăn cho bé đủ nó, ấm bụng để bé có thể ngủ sâu hơn nữa nha.
-
Từ 2 đến 3 tuổi:
– Giai đoạn này giấc ngủ của bé đã dần ổn định hơn, với những giấc ngủ trong khoảng 11 đến 14 tiếng/ ngày. Có những gia đình đã tập cho bé được ngủ riêng để tập cho bé tính tự lập hơn từ độ tuổi này. Để bé yên tâm hơn trong giấc ngủ ba mẹ có thể kể chuyện những câu truyện cổ tích giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Bên cạnh đó, ba mẹ có thể đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bé bằng những phương pháp như sử dụng túi ngủ để bé cảm thấy ấm áp hơn hay sử dụng địu em bé để tăng tình cảm giữa 2 mẹ con. Chỉ cần thay đổi chút xíu giữa các cách khác nhau, ba mẹ có thể an tâm chất lượng ngủ của bé sẽ được đảm bảo tuyệt đối đó nha.
- Cách Tập Ngồi Đúng Cách Cho Trẻ 4 Tháng - 08/10/2024
- Cách Chọn Size Phễu Hút Sữa Chuẩn Cho Mẹ Bỉm - 06/10/2024
- Nên Dùng Túi Trữ Sữa Hay Bình Trữ Sữa Cho Bé? - 04/10/2024