Tuần khủng hoảng (Wonder Week) là gì và cách vượt qua dễ dàng

Vào giai đoạn wonder week, trẻ bắt đầu có những thay đổi như thường xuyên khó chịu, cáu gắt, bỏ ăn và khó ngủ. Để cùng con trải qua cột mốc tuần khủng hoảng của bé một cách êm ái nhất, chỉ có con đường duy nhất là bố mẹ học cách hiểu bé, giải mã từng thông điệp mà con muốn gửi qua tiếng khóc, ánh mắt khó chịu hay những cơn cáu bẳn của mình.

1. Tuần khủng hoảng (Wonder Weeks) là gì?

Wonder Week chính là tuần bé có bước tiến lớn về tâm lý sinh lý hoặc đang học 1 kỹ năng nào mới. Khi bé nóng lòng muốn học được kỹ năng đó nhưng bé còn vụng về chưa biết xử lý thế nào nên mới diễn ra các tâm trạng khác lạ

tuần khủng hoảng của trẻ

Sau giai đoạn tuần khủng hoảng này bạn sẽ thấy bé thay đổi hoặc có 1 bước tiến rõ rệt nào đó như lẫy, bò, ngồi….Và tất nhiên bé sẽ trở nên dễ tính hơn, ngoan ngoãn và ăn ngủ lại được bình thường.

Biết trước được những thời điểm diễn ra tuần khủng hoảng wonder week và quy luật của nó sẽ giúp các mẹ không còn hoang mang hay stress nữa. Các mẹ sẽ chủ động và an tâm hơn trong việc chăm sóc con cũng như tạo điều kiện hỗ trợ con sớm đạt được các kỹ năng mới.

Xem thêm: 5 cách ru bé ngủ ngon dễ như ăn kẹo

2. Các dấu hiện nhận biết Tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh

Bất cứ người mẹ nào trải qua quá trình chăm con nhỏ đều nhận ra rằng có những thời điểm con rất ngoan nhưng cũng có lúc con trở nên “chứng”, con chán ăn, ngủ ít và rất hay quấy khóc. Khi thấy con rơi vào tình trạng này thì hầu hết bà mẹ nào cũng bắt đầu thấy lo lắng và tìm mọi cách để khắc phục ngay.

Tuy nhiên, theo lý giải của khoa học thì những thay đổi “trái tính trái nết” này là hoàn toàn bình thường và cũng là một trong những mốc phát triển mà bé cần phải vượt qua.

Sau đây là các dấu hiệu dễ thấy nhất khi bé đến Tuần Khủng Hoảng

  • Đòi bế cả ngày, bám mẹ và nũng nịu mẹ nhiều hơn.
  • Bé có hiện tượng chán ăn, bỏ ăn, lười bù dù trước đó vẫn ăn rất tốt
  • Mút tay nhiều, thích ôm ấp 1 món đồ quen thuộc nhiều hơn.
  • Thay đổi tâm trạng nhanh chóng, có thể đang vui vẻ trở nên cáu gắt và khóc vô cớ
  • Khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hay thức giấc và la khóc

3. Cột mốc thời gian diễn ra 10 Wonder Week của trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi

Theo tiến sĩ Frans Plooij – một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứ về phát triển trí não trẻ đã khởi xướng ra khái niệm “Tuần khủng hoảng” (Wonder week). Theo tiến sĩ thì trung bình trong 20 tháng đầu đời các bé sẽ gặp wonder week ở các mốc tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75.

Biết được đâu là mốc “Wonder Week” của bé sẽ giúp mẹ chủ động và “đỡ stress” hơn, bớt đi những lo lắng không cần thiết khi thấy trẻ quấy khóc thường xuyên không rõ nguyên nhân.

Mẹ lưu ý rằng tuần khủng hoảng có thể xê dịch sớm hoặc muộn hơn theo bảng trên. Quan trọng là mẹ nhận biết được những triệu chứng của bé bên cạnh các mốc phát triển kĩ năng con theo độ tuổi, hoặc những kỹ năng bé đang tập như tập lẫy, tập bò, tập đứng… mà đoán xem con có đang rơi vào tuần khủng hoảng hay không.

Thường thì tuần khủng hoảng sẽ tính theo ngày dự sinh của bé. Các bé sinh non, mẹ nên tính theo ngày sinh dự kiến chứ không phải theo ngày sinh bé.

4. Tips hay giúp mẹ cùng bé vượt qua wonder week dễ dàng

Mẹ phải hiểu rằng, ở những tuần wonder week học kỹ năng, trẻ sẽ có những thay đổi đôi khi hơi “đáng ghét”. Tuy nhiên, thay vì tức giận và quát mắng trẻ, hãy tìm cách chiều ý bé và khắc phục từ từ.

Một số giải pháp mẹ nên làm để trải qua wonder week dễ dàng

  • Cắt bớt giấc ngủ ngày để con ngủ đêm sâu hơn
  • Cho con bú hoặc ăn theo nhu cầu, không gượng ép
  • Quan tâm bé nhiều hơn bằng cách chơi các trò chơi với con để bé cảm thấy an toàn
  • Nhẹ nhàng, tìm cách dỗ ngọt khi con quấy khóc

– Ngoài ra, nhiều mẹ bỉm thông thái đã sử dụng thêm công cụ hỗ trợ là chiếc địu vải sơ sinh đa năng nhanh chóng đưa bé vào giấc ngủ. Khi được áp sát vào lòng mẹ, hơi ấm của mẹ sẽ giúp con dễ chịu và có thể ngủ ngon giấc, giảm tình trạng cáu gắt trong tuần khủng hoảng, mẹ lại an tâm hơn làm các việc của mình.

Xem thêm: Có nên dùng địu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay không?

Với những kiến thức đầy đủ về wonder week và giải pháp khắc phục ở trên, chúc các mẹ bỉm nhanh chóng vượt qua wonder week cùng bé dễ dàng.

Nguồn tổng hợp

>> Xem thêm: 7 Lưu ý không thể bỏ qua khi đưa trẻ đi tiêm phòng